Bánh pía Sóc Trăng – Vị bánh đặc trưng ngon khó cưỡng

0
2385
Cách bảo quản bánh chính xác 
Cách bảo quản bánh chính xác 

Bánh pía là một loại bánh đã quá quen thuộc, được rất nhiều người yêu thích và cực kỳ phổ biến. Chiếc bánh ngàn lớp này mang mùi vị đặc trưng, ngọt béo hòa quyện tạo nên sự độc đáo, ăn một lần nhớ mãi không quên. Cùng đi vào tìm hiểu chi tiết hơn về nguồn gốc, cách làm và những thông tin xoay quanh loại bánh này nhé! 

Giới thiệu thông tin chi tiết về bánh pía 

Bánh pía là một loại bánh ngọt đặc biệt với phần vỏ ngàn lớp và phần nhân thơm béo. Ban đầu, đây là một loại bánh trung thu truyền thống của người dân Triều Châu, Trung Quốc. Sau đó, nhóm người hoa này du nhập và sinh sống ở nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á, mang món bánh này đến nhiều quốc gia khác nhau.

Khi đến Việt Nam, món này đã trở thành đặc sản không thể bỏ qua của tỉnh Sóc Trăng. Nguồn gốc cũng chính từ nhóm người hoa di cư đến nơi đây sinh sống và sau đó sáng tạo, phát triển món bánh này có thêm nhiều đặc trưng khác so với loại bánh ban đầu.

Những chiếc bánh truyền thống từ Triều Châu được làm từ bột mì sau đó nhào mỡ từ mỡ heo với hai loại nhân chính là thịt với đậu xanh. Tuy nhiên, do khẩu vị cũng như thị hiếu của người dân mà bánh pía được thêm các thành phần nhân khác nhau như sầu riêng, khoai môn, đậu xanh,… và kèm theo trứng muối bên trong. Lớp vỏ phía trên mặt bánh sẽ được in chữ đỏ theo thương hiệu của từng xưởng làm bánh.

Giới thiệu về món bánh đặc sản Sóc Trăng 
Giới thiệu về món bánh đặc sản Sóc Trăng

Có bao nhiêu loại bánh pía trên thị trường? 

Với sự phổ biến và được yêu thích như hiện nay của bánh pía, các thương hiệu làm bánh dần sáng tạo ra nhiều loại mới đặc sắc hơn và có hương vị độc đáo hơn. Hình dạng và hình thức vẫn như cũ, nhưng biến tấu thêm nhiều loại nhân đặc biệt hơn. Cùng điểm qua các loại bánh phổ biến nhất sau đây:

Bánh pía sầu riêng trứng muối 

Nổi tiếng nhất và ưa chuộng nhất, loại nhân làm nên tên tuổi cho loại bánh này chắc hẳn là bánh pía sầu riêng trứng muối. Sự kết hợp không thể hoàn hảo hơn của sầu riêng và trứng muối mang đến cho người dùng một hương vị lôi cuốn, ngọt thơm của sầu riêng, béo mặn của trứng muối. 

Đây chắc chắn là loại bánh pía được người dùng tìm mua nhiều nhất bởi độ chất lượng và thơm ngon của nó. Loại bánh này khá ngọt, người dùng có thể nhâm nhi bánh cùng với một tách trà ngon, chắc hẳn mùi vị sẽ thêm thập phần ngon miệng. 

Bánh pía chay 

Tuy đây là bánh ngọt, nhưng vì có trứng muối nên nhiều người ăn chay ngại rằng sẽ không thể ăn được. Nhưng bạn không cần lo, từ nay người ăn chay vẫn có thể thưởng thức bánh pía với loại bánh chay. Loại bánh này sẽ không có trứng muối bên trong, phần nhân sẽ đa dạng hơn với nhiều hương vị như sầu riêng, đậu xanh, sữa dừa, khoai môn,… Chắc chắn rằng hương vị vẫn ngon không đổi. 

Bánh pía kim sa

Loại bánh này ra đời chính là theo nhu cầu thị hiếu của đại đa số người dùng hiện nay. Bánh pía kim sa vẫn sẽ có lớp vỏ như các loại bánh khác, tuy nhiên phần nhân sẽ được sáng tạo theo một cách khác. Khi cắn vào bánh, phần nhân sẽ tan chảy trong khoang miệng, mang đến hương vị thơm nhẹ, beo béo và cực kỳ ngon miệng. 

Mỗi chiếc bánh kim sa thường sẽ được làm có kích thước nhỏ hơn, để mọi người có thể cùng lúc nếm thử được nhiều hương vị khác nhau từ phần nhân như sầu riêng, khoai môn, đậu xanh, trà xanh, sữa dừa, lá dứa, mè đen, thanh long,… Tất cả kết hợp với trứng muối sẽ mang đến một hương vị vô cùng tuyệt vời. 

Điểm danh các loại bánh pía có trên thị trường 
Điểm danh các loại bánh pía có trên thị trường

Làm bánh pía như thế nào? Có khó không? 

Để cho ra được một chiếc bánh pía chuẩn hương vị Sóc Trăng, mọi người cần phải chuẩn bị thật đầy đủ các nguyên liệu và thực hiện đúng các bước chế biến. Chiếc bánh tuy nhìn có vẻ đơn giản, nhưng sẽ là một thử thách lớn nếu bạn không nắm rõ cách làm. Cùng theo dõi hướng dẫn từ bài viết dưới đây và bắt tay vào thực hiện nhé! 

Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu làm bánh pía 

Mọi người đầu tiên cần chuẩn bị 2 quả trứng gà tươi để có thể dùng cho cả phần vỏ và phần nhân. Về phần vỏ, sẽ bao gồm 2 phần khác nhau là phần vỏ bột nước và phần vỏ bột dầu: 

  • Phần bột nước: cần khoảng 300 gram bột mì, 50 gram dầu ăn, 80ml nước lọc, 40 gram đường trắng, 2 gram bột nở và 50 gram mỡ lợn. 
  • Phần bột dầu: cần khoảng 100 gram bột mì, 40 gram đường trắng, 35 gram mỡ lợn, 35 gram dầu ăn 60 ml nước lọc và 35 gram dầu ăn. 

Về phần nhân của bánh pía, mọi người cần chuẩn bị 150 gram đậu xanh đã được tách vỏ, 100 gram sầu riêng, 10 lòng đỏ trứng muối, 220 gram đường trắng, 15 gram bột nếp, 1 ít rượu trắng, 60 ml dầu ăn, 1 chén nước lọc và 15 gram bột nếp. Lưu ý chuẩn bị đầy đủ để có thể hoàn thành món bánh một cách đúng vị nhất. 

Sơ chế các nguyên liệu phần nhân bánh pía

Chúng ta sẽ bắt đầu trước với phần trứng muối, bạn cần xả trứng muối với nước lạnh cho thật sạch sau đó bỏ trứng muối vào rượu trắng ngâm khoảng 10-15 phút để khử mùi tanh. Sau khi đủ thời gian, bạn vớt ra ra cho trứng muối vào khay nướng, quét lên mặt một lớp dầu sau đó cho vào lò nướng khoảng 10 phút. 

Tiếp theo đến phần đậu xanh, cần ngâm đậu xanh với nước ấm khoảng 15 phút cho đậu xanh được mềm, hết thời gian thì vớt ra rửa sạch. Sau đó, cho đậu xanh vào một cái nồi với khoảng 500 ml nước lọc, hầm cho đầu xanh thật mềm khoảng 30 phút. Cuối cùng, cho đậu xanh và nước vào máy sinh tố nghiền thật nhuyễn và mịn 

Đối với phần mỡ heo để làm nhân bánh pía, bạn tiến hành cắt mỡ heo theo kiểu hạt lựu sau đó cho vào nước sôi luộc đến khi mỡ heo nổi lên trên mặt nước là chín. Bạn tiếp tục vớt mỡ heo ra và đợi ráo nước, dùng một cái tô sạch bỏ mỡ heo vào và cho thêm 30 gram đường. Trộn thật đều và đem ra nắng phơi khoảng 30 phút, lúc này mỡ heo có màu trong hơn thì bạn đem vào. 

Cuối cùng là nguyên liệu sầu riêng, bạn chỉ cần cho sầu riêng vào máy xay sinh tố xay đến khi thật nhuyễn là được. Sau khi đã sơ chế xong các nguyên liệu phần nhân, chúng ta mới bắt đầu các bước tiếp theo. 

Cách nấu phần nhân bánh pía 

Dùng một chiếc chảo không dính, bạn bỏ đậu xanh và phần đường còn lại vào sên với nhau ở lửa thật nhỏ. Khi hỗn hợp này sôi, bắt đầu cho một nửa dầu ăn đã chuẩn bị vào và khuấy đều. Khoảng 10 phút sau, khi đậu xanh đã bắt đầu đặc lại thì cho tiếp phần dầu ăn còn lại vào và trộn đều.

Dùng nước hòa tan bột nếp, đổ phần bột nếp này vào chảo đầu xanh đang sên và khuấy đều. Tiếp là cho phần sầu riêng đã xay nhuyễn khi nảy vào và hòa quyện tất cả vào với nhau. Sau cùng, bạn cho phần mỡ heo vào, đảo đều đến khi nào sầu riêng hơi đặc lại thì có thể tắt bếp. 

Cách làm phần vỏ với bột nước và bột dầu 

Đầu tiên, mọi người cần có một cái thau, sau đó bỏ bột mì và bột nở vào. Ở giữa thau, bạn sẽ tạo một lỗ trống để thêm đường, nước lọc, dầu ăn và mỡ lợn vào. Bắt đầu trộn đều hỗn hợp, sau đó bạn sẽ dùng tay nhào khối bột này cho đến khi dẻo mịn. Khi bột đã dẻo, bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc lại để bột có thời gian nở. 

Sau thời gian 30 phút, bạn sẽ bắt đầu nhào bột ta chia nhỏ phần bột ra thành 10 phần và vo tròn lại. Với phần bột dầu, bạn cũng sẽ làm tương tự như vậy, cũng chia ra 10 phần để kết hợp cùng bột nước. 

Cách gói và nướng bánh pía 

Bạn sẽ bắt đầu dùng một cái cán, cán dẹt các viên bột nước ra thành từng lớp vừa phải, không quá mỏng cũng không quá dày. Tiếp theo, đặt viên bột dầu lên miếng bột nước vừa cán, bọc kín lại rồi để qua một bên và lần lượt làm với những viên bột còn lại. Sau đó, lấy phần nhân đậu xanh sầu riêng, tạo một lỗ chính giữa để bỏ trứng muối vào.

Dùng cán cán dẹt 2 lớp bột, sau đó đặt nhân vào chính giữa và miết các mép bột xung quanh lại. Khi bỏ lên khay nướng, bạn ấn các chiếc bánh pía hơi dẹt xuống, sau đó bỏ vào lò nướng khoảng 5-7 phút. Sau khi nướng xong lần 1, dùng lòng đỏ trứng đã đánh tang phết lên bề mặt để tạo màu vàng đẹp cho bánh. Tiếp tục cho bánh vào lần 2 với khoảng 15 phút, sau đó lấy bánh ra chuyển sang màu vàng đậm là hoàn thành. 

Tất tần tật cách làm bánh pía chuẩn vị 
Tất tần tật cách làm bánh pía chuẩn vị

Cách bảo quản bánh pía phù hợp 

Hạn sử dụng của mỗi chiếc bánh sẽ trong khoảng 20 ngày kể từ ngày sản xuất. Người dùng cần bảo quản bánh ở nơi khô ráo và thoáng mát, không để bánh dưới ánh nắng trực tiếp. Sau khi mở bánh cần phải dùng trong vòng 5 ngày. Nếu vẫn chưa dùng hết, cần bảo quản bánh trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi lần dùng sau khi lấy ra từ tủ lạnh có thể bỏ vào lò vi sóng để đảm bảo mùi vị. 

Cách bảo quản bánh chính xác 
Cách bảo quản bánh chính xác

Giá bán của các loại bánh pía trên thị trường 

Tùy vào thương hiệu, trọng lượng và chất lượng mà các loại bánh pía ở mỗi nơi sẽ có giá bán khác nhau. Tuy nhiên, giá bán sẽ không chênh lệch quá nhiều giữa các nơi. Đối với bánh chay, giá sẽ giao động từ 50 nghìn đồng đến 60 nghìn đồng một hộp bốn cái. Với các loại bánh sầu riêng trứng muối giá sẽ khoảng 60 nghìn đến 80 nghìn một hộp 3 đến 4 cái. 

Thương hiệu bán bánh pía chuẩn vị 

Để có thể thưởng thức được những chiếc bánh chuẩn vị đặc sản Sóc Trăng nhất, người dùng cần tìm mua đúng các thương hiệu uy tín và chất lượng. Những loại bánh ở đây sẽ được làm sạch sẽ, chất lượng, ngon và chuẩn vị. Tham khảo một số thương hiệu nổi tiếng Việt Nam sau đây: 

  • Bánh pía Tân Huê Viên 
  • Bánh pía Công Lập Thành 
  • Bánh pía Tân Hưng 
  • Bánh pía Mỹ Anh 
  • Bánh pía Mỹ Hiệp Thành 
Tham khảo các thương hiệu bánh nổi tiếng tại Việt Nam 
Tham khảo các thương hiệu bánh nổi tiếng tại Việt Nam

Lời kết 

Chuyên mục ẩm thực miền Nam vừa giới thiệu đến mọi người đặc sản Sóc Trăng món bánh pía nổi tiếng. Hy vọng bài viết trên đã giúp mọi người biết được nguồn gốc, cách làm bánh và cũng như những thương hiệu bánh nổi tiếng nhất. Trải nghiệm thử các loại bánh để cảm nhận được hương vị độc đáo, tuyệt vời nhé! 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here