Miền Tây Nam Bộ trứ danh với những cảnh đẹp thiên nhiên, khí hậu ôn hòa và con người dễ thương và những món ăn đậm chất dân dã. Khi đến thăm vùng đất này, du khách không thể bỏ qua món bánh da lợn với mùi vị thơm ngon khó cưỡng. Cùng bài viết sau tìm hiểu ngay về món bánh truyền thống của vùng đất này nhé!
Giới thiệu về bánh da lợn
Bánh da lợn là loại bánh truyền thống của người miền Tây. Món ăn thường được sử dụng để tráng miệng sau bữa chính, hay ăn sau những giờ giải lao vất vả. Bánh có nhiều màu sắc như xanh, tím, đỏ được làm từ những nguyên liệu thiên nhiên.
Loại bánh này được xem như là món ăn truyền thống mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến chơi nơi đây. Chúng đã gắn bó với cuộc sống nơi đây từ biết bao đời, trở thành món ăn dân dã của vùng đất miền Tây Nam Bộ mến khách.
Các quy trình làm món bánh da lợn
Nếu ngày xưa, các bà các mẹ muốn làm được những chiếc bánh thơm ngon thì phải tốn rất nhiều thời gian và công sức. Sau khi đi chợ, chuẩn bị hết những nguyên liệu thì những công đoạn làm bánh đều làm được thủ công chẳng hạn như nhào bột, hấp bằng bếp củi hay nấu bánh bằng chiếc rế làm từ tre.
Còn hiện nay, chúng ta đã có nhiều công cụ bếp như nồi hấp, máy làm bột… vô cùng tiện dụng. Tuy nhiên, những nguyên liệu cần có để đảm bảo được bánh da lợn được thơm ngon vẫn không thể thay đổi:
Chọn nguyên liệu làm bánh da lợn
Trước khi làm bánh, chúng ta sẽ chọn mua những nguyên liệu sau đây:
- Bột năng: 500g.
- Bột nếp: 500g.
- Bột gạo: 500g.
- Lá dứa : 200g.
- Nước cốt dừa: 500ml.
- Đường: 200g.
- Đậu xanh tách vỏ: 200g (lưu ý rằng phải chọn loại đậu xanh cà vỏ).
- Dầu ăn: 1 muỗng canh.
Những nguyên liệu để làm chiếc bánh chín tầng mây phải đảm bảo được độ tươi ngon, không chứa nhiều chất bảo quản và được bày bán tại nơi uy tín. Khi những loại bột cần chú ý đến ngày sản xuất, hạn dùng và các thông tin có liên quan được in trên bao bì sản phẩm.
Đậu xanh đã được tách vỏ loại ngon sẽ có hạt màu vàng nhạt, màu tươi sáng. Những hạt đậu có kích thước đều nhau. Tuyệt đối không chọn mua những gói đậu xanh có chứa hạt đen, hoặc các màu tối màu xen lẫn vì chúng có thể là những đậu cũ, đã bị hư hại.
Đối với lá dứa, bạn nên chọn những lá có màu sắc tươi, hình dáng dài và thẳng. Toàn bộ lá còn nguyên vẹn, tỏa ra mùi hương thơm dễ chịu. Chúng ta không nên mua những lá dứa bên ngoài có màu xanh nhạt. Bởi những chiếc lá đó còn non, không đủ độ thơm và lên màu bánh da lợn không được đẹp.
Quy trình làm bánh da lợn
Các bước chế biến chiếc bánh truyền thống của vùng Tây Nam Bộ được theo quy trình như sau:
Bước 1: Tiến hành nấu chín, xay nhuyễn đậu xanh
Đậu sau khi được tách vỏ sẽ tiến hành ngâm nước trong thời gian 6 tiếng. Sau đó, chúng ta vớt đậu ra để ráo và cho vào nồi hấp trong thời gian 20 phút.
Cho đậu xanh đã hấp chín vào máy xay sinh tố, cho thêm hai thìa nước và tiến hành xay trong 3 phút đảm bảo đậu được mềm mịn.
Bước 2: Vắt nước từ lá dứa
Lá dứa phải được rửa thật sạch, tiến hành cắt nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố. Bạn cho thêm 1 chén nước và tiến hành xay. Sau đó, chúng ta sử dụng rây loại bọ bã lá, thu lại nước cốt.
Bước 3: Pha bột làm bánh da lợn
Chúng ta chuẩn bị 2 cái tô. Tô đầu tiên tiến hành đổ 250gr bột gạo, 250gr bột năng, 250gr bột nếp, 250ml nước cốt dừa, 100gr đường cùng với nước cốt lá dứa và khuấy đều cho bột tan hết.
Tô thứ hai cũng cho 250gr bột gạo, 250gr bột năng, 250gr bột nếp, 100gr đường, 250ml nước cốt dừa và phần đậu xanh đã được xay nhuyễn. Lưu ý để đảm bảo bột bánh sau khi hấp được mềm mịn, chúng ta sử dụng rây để chắt lọc bột.
Bước 4: Hấp bánh da lợn
Chúng ta sử dụng dầu ăn quét 1 lớp mỏng lên lòng của khuôn hấp và cho 1 lít nước vào nồi hấp để đun sôi. Sau khi nồi hấp đã được làm nóng trong 5 phút, ta tiếp tục làm nóng khuôn hấp trong 2 phút. Sau đó, lấy khuôn đổ bánh ra và lần lượt cho bột pha với lá dứa vào.
Sau khi lớp bột đầu tiên chín thì ta sẽ hạ nhỏ lửa, mở nắp nồi. Tiếp theo đó, tiến hành đổ một lớp bột đậu xanh lên, tiếp tục hấp trong 5 phút. Chúng ta sẽ lặp lại việc đổ bột vào khuôn cho đến khi hết bột đã được chuẩn bị. Bên cạnh đó, chúng ta chỉ nên đổ một lớp mỏng chỉ khoảng 1 muỗng canh nhỏ, đặt vào nồi hấp với lửa lớn hoặc vừa trong thời gian 5 phút.
Để dễ dàng lấy bánh da lợn mà không bị nứt bề mặt, chúng ta tiến hành cho khuôn bánh vào chậu nước lạnh đã được chuẩn bị sẵn (lưu ý không để nước tràn vào bánh). Bánh sau khi chín sẽ không dính tăm. Sau khi lớp bột đầu tiên chín thì ta sẽ hạ nhỏ lửa, mở nắp nồi.
Thưởng thức
Bánh da lợn sau khi hấp thơm nức mùi lá dứa, có độ dai mềm vừa phải. Bánh có vị ngọt bùi tan ngay trong miệng, hòa thêm chút béo ngậy khiến cho mọi người càng ăn càng thấy mê. Bạn có thể kết hợp ăn kèm nước cốt dừa nguyên chất hoặc ăn kèm với mè đã rang, đảm bảo hương vị sẽ vô cùng thơm ngon.
Người dân miền tây còn ăn loại bánh này với nước chè xanh. Ăn một chút bánh, uống một ngụm trà để vị ngọt của bánh và vị đắng thơm của trà hòa quyện vào nhau. Chúng ta cùng nhâm nhi thưởng thức với người thân, bạn bè và han huyên tâm sự về cuộc sống.
Sau khi bánh nguội, bạn nên sử dụng thanh tre hoặc chỉ mỏng để cắt bánh. Bởi lẽ nếu dùng sao, chúng ta có thể khiến các lớp bánh dính vào nhau, làm mất thẩm mỹ của bánh.
Hàm lượng chất của bánh da lợn
Bánh da lợn được làm từ những nguyên liệu thiên nhiên, đem lại giá trị cao về dinh dưỡng cho con người. Chúng ta có thể kể đến như chất đạm, chất béo, vitamin nhóm B… giúp bổ sung nguồn lớn năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, vì loại bánh này thiên về độ ngọt khá nhiều nên nếu lạm dụng chúng, ăn với liều lượng không khoa học sẽ rất nguy hiểm.
Theo chuyên gia dinh dưỡng thì trung bình mỗi 50g bánh sẽ chứa 512 calo. Như vậy, chúng ta có thể tính rằng 100g bánh da lợn ước lượng đạt đến 1024 calo. vì vậy, lượng calo trong 1 miếng bánh giao động từ 364 đến 400 calo. Đây được đánh giá là mức năng lượng khá cao. Do vậy, nếu như bạn trong quá trình giảm cân thì không nên ăn quá nhiều loại bánh này.
Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể ăn bánh với chế độ và liều lượng khoa học. Tần suất mỗi mỗi tuần chỉ một tới hai lần, mỗi lần nhiều nhất là hai cái. Bên cạnh đó, chúng ta tránh ăn bánh vào buổi tối tránh hiện tượng tích tụ quá nhiều chất béo. Đối với những người có các bệnh nền như tiểu đường, béo phì, gan nhiễm mỡ… chúng ta phải hạn chế tối đa việc ăn đồ ngọt và tuân theo chế độ dinh dưỡng của bác sĩ. Để bảo vệ sức khoẻ gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già, các bạn nên xem xét kỹ định lượng chất dinh dưỡng của bánh trước khi ăn nhé!
Những cửa hàng bán bánh gia lớn nổi tiếng
Hiện nay, bánh da lợn đã được bày bán tại rất nhiều cửa hàng. Tuy nhiên không phải bất cứ cửa hàng nào cũng uy tín và đảm bảo được chất lượng. Ngày càng nhiều những sản phẩm không đạt vệ sinh, nguyên liệu không rõ nguồn gốc được trôi nổi trên thị trường. Nếu khách hàng ăn phải những chiếc bánh này sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Vì vậy, bài viết sẽ giới thiệu tới bạn đọc những địa chỉ bán bánh nổi tiếng hiện nay:
Bánh da lợn Nguyễn Kim
Tiệm bánh Nguyễn Kim sở hữu những công thức gia truyền được cha ông để lại Vì vậy, những chiếc bánh luôn đạt được độ thơm ngon và hương vị thuần túy. Sản phẩm được tạo ra vẫn giữ được độ mềm mịn, lóng lánh, còn có vị sầu riêng vô cùng độc đáo. Bánh Da Lợn Nguyễn Kim luôn gửi gắm đến khách hàng những chiếc bánh đảm bảo chất lượng, vị ngon đúng chuẩn.
- Fanpage: Bánh da lợn Nguyễn Kim.
- Địa chỉ: Khu đô thị mới Cầu Bươu – Đường Cầu Bươu – Thanh Trì – Hà Nội.
Bà Tám – Món ăn ba miền
Quán ăn Bà Tám là một trong những địa chỉ mua bánh chín tầng mây uy tín tại xứ Huế. Người dân ở đây vô cùng yêu thích món bánh ngọt bùi, mang hương thơm của những chiếc lá dứa. Quán được đánh giá cao về chất lượng bánh, và thái độ nhiệt tình của nhân viên. Bạn có thể thưởng thức hương vị của món bánh vùng Tây Nam Bộ đúng chuẩn truyền thống. Bên cạnh đó, mức giá vô cùng phải chăng cũng là một yếu tố giúp quán thu hút được lượng khách hàng đông đảo.
- Địa chỉ: 3 Lương Thế Vinh, P. Phú Hội, Tp. Huế, Huế.
- Giá: 20.000đ – 35.000đ.
Bánh da lợn Út Vân
Tiệm bánh Út Vân Út Vân nổi tiếng với những chiếc bánh truyền thống của miền Tây Nam Bộ ngon chuẩn vị. Dù quán bán online là chủ yếu nhưng rất nhiều khách hàng dành hết lời khách ngợi. Thái độ bán vô cùng nhiệt tình, quán sạch sẽ đảm bảo vệ sinh chính là hai điểm cộng lớn dành cho quán. Quán bánh còn chế biến những sản phẩm với đa dạng màu sắc, vô cùng bắt mắt. Vì vậy, quý khách hàng có thể lựa chọn thoải mái những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thưởng thức của cả gia đình.
- Địa chỉ: 29 Đường Số 4, P. 11, Gò Vấp, TP. HCM.
- Thời gian mở cửa: 9h00-22h00.
Lời kết
Như vậy, bài viết đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin hữu ích về loại bánh truyền thống của người dân miền Tây Nam Bộ. Bánh da lợn được yêu thích bởi vẻ ngoài mềm mịn, vị ngọt bùi và hương thơm từ những nguyên liệu thiên nhiên. Đây chính là một trong những món ăn truyền thống mà bạn không thể bỏ lỡ khi tới thăm vùng đất xinh đẹp này.