Bánh cống là cái tên đang còn khá ít người biết đến. Thực chất, đây là loại bánh nổi tiếng với hương vị đặc biệt và là đặc sản của cả một vùng. Nếu bạn cũng là một trong số những người chưa biết quá nhiều về loại bánh này, vậy hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về bánh cống
Bánh cống hay còn có tên gọi khác là bánh cóong. Cách làm món bánh khá đơn giản chỉ cần đổ bột vào khuôn hình trụ, sau khi lấy ra có hình chiếc cống nên được gọi là bánh cống. Loại bánh này là loại bánh đặc sản của người dân tộc Khmer tại tỉnh Sóc Trăng.
Nguồn gốc của bánh cống
Bánh cống thực chất không có nguồn gốc từ Việt Nam. Có nhiều người truyền rằng, đây là loại bánh đến từ Triều Châu, Trung Quốc. Nó có mặt tại Việt Nam bởi nó được những người dân di cư từ Trung Quốc đến đây tạo ra. Sau này, nó được người Khmer biết đến nhiều hơn. Trong quá trình giao lưu văn hoá, loại bánh đặc sản này cũng đã có ít nhiều sự thay đổi về đặc điểm bên ngoài.
Bánh cống này làm nhiều người liên tưởng đến một loại bánh quen thuộc khác ở Hà Nội đó là bánh tôm. Với nguyên liệu chính là bột bánh với nhân tôm, bánh này được cho là ăn rất ngon khi ăn kèm nước chấm và các loại rau xanh ăn sống. Đây được xem là món ăn thường nhật của người dân Nam Bộ bởi nó khá dễ dàng để chế biến. Đây cũng là một món ăn quen thuộc vào mỗi dịp lễ, tết, những dịp sum vầy.
Các loại bánh cống
Do sự thay đổi về văn hóa và sự phát triển theo nhiều năm, hiện tại bánh cống không chỉ có một loại mà có nhiều loại khác nhau. Điển hình trong số đó là hai loại bánh: bánh mặn dành cho những người ăn được các loại thịt và bánh chay dành cho người ăn chay.
Bánh cống làm từ bột gì ?
Sự đặc biệt của loại bánh này đã khơi dậy cho nhiều người sự tò mò và hứng thú. Họ bắt đầu đi tìm hiểu về cách làm bánh và các nguyên liệu tạo nên bánh. Vậy bánh được làm từ loại bột gì ? Bột làm bánh không chỉ có một loại mà còn được kết hợp từ nhiều loại bột khác nhau.
Trước hết là bột gạo nếp xay nhuyễn. Sau đó, người ta trộn thêm vào khoảng ⅓ bột mỳ. Như vậy là đã hoàn thành bước đầu tiên làm bột bánh cống. Như vậy, có thể thấy loại bánh này cầu kỳ nhất là ở công đoạn làm nên bột bánh.
Làm sao để có thể tìm được các loại bột xay?
Có rất nhiều người cũng đã đặt ra câu hỏi này. Rằng làm thế nào để có thể tìm đủ được các loại bột như bột nếp, bột mỳ để xay lên thành bột bánh cống. Thực chất, những loại bột này được tìm mua một các khá dễ dàng.
Tuy nhiều công đoạn làm bột bánh cầu kỳ. Thế nhưng, để xay nên bột gạo nếp thì không phải là điều quá khó khăn bởi gạo nếp có thể được bán ở các cửa hàng gạo với nhiều loại gạo ngon. Còn bột bánh mì thì cũng có thể dễ dàng tìm thấy được ở các cửa hàng bán bánh. Như vậy, công đoạn làm bột bánh cũng không phải là điều quá khó khăn.
Bột bánh cống và cách bảo quản lâu nhất
Bảo quản bột bánh cũng là một trong những cách thức được nhiều người tìm hiểu. Để bảo quản được bột làm bánh, tích trữ bột cho những lần sau, bạn có thể bảo quản theo các cách sau:
- Bảo quản trong hộp thuỷ tinh, các hộp kín.
- Bảo quản trong môi trường hút chân không là cách thức tốt nhất đảm bảo chất lượng bánh.
Chỉ cần đảm bảo rằng, bột bánh được giữ ở nơi khô ráo, không hay bị tình trạng ẩm mốc. Các hộp đựng bột không bị mối mọt, gián chuột ăn mòn. Các dụng cụ bảo vệ đều hoàn toàn sạch sẽ. Như vậy là bột bánh có thể được bảo quản an toàn.
Cách làm bánh cống
Hương vị của bánh đã thành công thu hút sự chú ý của nhiều người và khiến không ít người tìm cho bằng được cách làm loại bánh này từ người Khmer. Nếu để ý, ta có thể biết được rằng loại bánh này được làm từ ba loại nguyên liệu chính: bột bánh, đậu xanh và tôm.
Những nguyên liệu cơ bản để làm nên bánh cống
Như đã giới thiệu ở trên, loại bánh này làm không hề khó khăn. Thế nhưng trước khi làm bánh thì điều cơ bản nhất vẫn phải chuẩn bị đó là những nguyên liệu để làm bánh. Trong số nguyên liệu của bánh cống, ta có thể kể đến một số thứ cơ bản như: Bột bánh bao gồm bột mì và bột nếp, bột năng, đậu xanh , tôm thịt, muối, củ sắn, hành lá, ngò, các loại gia vị và sa tế, dầu ăn,….
Đây đều là những gia vị phổ biến và không khó tìm. Vì thế, chỉ cần bạn chuẩn bị được đầy đủ những gia vị cơ bản như trên là bạn đã có thể bắt tay vào quá trình chế biến bánh cống.
Các bước để bắt đầu làm bánh cống
Sau khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu thì ta có thể bắt tay vào để làm bánh cống. Tuy loại bánh này đã có kha khá người tìm ra cách làm theo nhiều cách khác nhau, nhưng bạn có thể bắt đầu làm bánh theo những bước sau:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu. Đây là một bước quan trọng trước khi tiến hành làm bánh. Tôm bạn rửa sạch, bóc vỏ. Khoai môn, cà rốt, củ cải rửa sạch, nạo thành sợi. Đậu xanh ngâm qua đêm hoặc ngâm từ 12-14 tiếng cho đến khi đậu nở.
- Bước 2: Chế biến nguyên liệu. Sau khi đã sơ chế xong, bạn sẽ bắt đầu chế biến các loại nguyên liệu. Trước hết là xay thịt, rồi ướp với các loại gia vị như tiêu, muối, hạt nêm,….Sau khi đã ướp thịt ngấm gia vị, cho hành băm vào chung. Đối với tôm, bạn cũng cho các loại gia vị muối, tiêu,…để ướp tôm
- Bước 3: Pha bột làm bánh cống với tỷ lệ 20-5-5-1. Cho hỗn hợp vào tô để đánh đều nhất có thể để giúp bột bông lên.
- Bước 4: Chiên bánh. Lấy chảo đổ ngập dầu, Dùng khuôn bánh hoặc vá nếu không có khuôn để bắt đầu chiên bánh. Cho 2 muỗng canh bột, đậu xanh, thịt xay vào khuôn và cuối cùng để tôm lên trên. Chiên bánh ngập dầu từ 5-7 phút.
Thưởng thức bánh cống
Vì là loại bánh chiên ngập dầu nên trước khi ăn, bạn cần phải để dầu ráo rồi mới thưởng thức bánh. Bánh này sẽ ngon hơn khi ăn kèm các loại dưa muối, nước chấm chua ngọt cùng các loại rau ăn sống. Bánh sẽ có vị giòn tan ở vỏ bánh, vị bùi của đậu xanh và khoai, vị chua ngọt của nước chấm và độ đậm đà của gia vị tôm thịt.
Cách thức bảo quản bánh cống
Bánh cống là loại bánh ăn liền nên thời gian bảo quản khá ngắn. Vì vậy bạn cũng cần phải chuẩn bị đồ bảo quản cho loại bánh này khá kỹ càng. Trong số các cách bảo quản, có thể kể đến những cách cơ bản sau đây:
- Bảo quản vào các hộp đựng: đây được xem là cách hữu ích nhất mà nhiều người hay dùng để bảo quản bánh vào đồ hộp một cách gọn gàng. Tuy nhiên, cách này rất dễ làm mất đi vị giòn vốn có của bánh. Chưa dừng lại đó, nhân đậu cũng có thể bị bở ra và cứng lại, mất đi vị bùi.
- Bảo quản bằng cách hút chân không: Cách bảo quản này được ít người sử dụng. Tuy nhiên, nó lại là một trong số ít cách tốt nhất để bảo quản được nguyên vẹn độ giòn của bánh.
Như vậy, cách bảo quản bánh cũng chỉ là những cách bình thường nhất có thể. Thêm một lưu ý nữa là bạn hãy để bánh trong ngăn mát tủ lạnh để đậu trong bánh không bị quá chua khi ăn. Tránh những nơi có nhiều chuột, gián bọ, đặc biệt là các loại hộp nhựa. Và tốt nhất là bạn hãy ăn ngay khi bánh nấu xong sớm nhất có thể
Địa chỉ bán bánh cống được nhiều người biết đến
Sự nổi tiếng của bánh cống ngày càng được nhiều người biến đến hơn. Nhờ đó số lượng người mua bánh cũng đã tăng lên một cách đáng kể. Thế nhưng, vẫn có không ít người muốn tìm được những địa điểm bánh bánh nổi tiếng.
Bánh bánh cống trên các trang online
Các trang giao dịch online đang ngày càng phát triển và việc bán bánh cống tại đây không còn là điều quá xa lạ. Nếu bạn muốn ăn bánh thì không cần phải tốn quá nhiều thời gian hay đi ăn hàng. Vậy bạn chỉ cần đặt bánh trên các sàn online và mang về.
Những sàn giao dịch online chủ yếu là shopee, tiki,… bán khá nhiều những loại bánh như thế này. Thế nhưng người ta không làm theo các cách làm thường xuyên là ăn ngay sau khi rán xong. Bánh bán online thường sấy khô và được người dùng chế biến lại sau đó sẽ ăn ăn.
Hình thức này thường được phổ biến tại miền Bắc. Bởi nơi đây, bánh cống chưa được phổ biến và vẫn còn đang ít người làm được bánh này. Nhờ hình thức bán bánh online mà ta có thể thưởng thức hương vị của món bánh dù ở bất cứ đâu.
Các quán bánh cống nổi tiếng
Nói đến nơi mà bánh cống nổi tiếng nhất chắc chắn không thể nhắc đến những nơi như Sài Gòn, Cần Thơ, Sóc Trăng. Đặc biệt, tại Sóc Trăng có rất nhiều nơi bán các cửa hàng bánh để quảng bá nhiều hơn loại bánh đặc sản của mình.
- Quán bánh cống Cô Thắm tại 293 Lãnh Binh Thăng, Phường 8, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh bày bán bánh với hương vị chuẩn Miền Tây.
- Quán Mỹ Tiên tại 95b Lê Quang Sung, Phường 2, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh cũng là địa chỉ đáng tham khảo.
Còn ở Sài Gòn và Cần Thơ, bạn đều có thể tìm ở bất cứ đâu cũng sẽ có món bánh nổi tiếng này. Tất cả các quán ở đây đều có kinh nghiệm sao cho bánh được chuẩn vị nhất có thể. Thế nên, không khó để tìm được địa điểm bán bánh cống nha.
Kết luận
Đối với người miền Bắc, bánh cống đang còn là một khái niệm khá xa lạ nhưng đối với những người miền Nam thì không. Loại bánh thân thuộc này đã trở thành một món ăn không thể thiếu đối với họ. Vì thế, nếu có thời gian, bạn có thể tham khảo những món bánh khác với hương vị cực kỳ độc lạ và khó quên.