Nếu Châu Đốc nổi tiếng với bún mắm, ẩm thực Sóc Trăng gọi tên bún nước lèo thì hủ tiếu Mỹ Tho chính là đặc sản nổi tiếng nhất của Tiền Giang và là món ăn mà ai về miền Tây cũng sẽ dễ dàng bắt gặp ở bất cứ hàng quán nào.
Món ăn đặc trưng của ẩm thực Tiền Giang
Hủ tiếu Mỹ Tho không chỉ là món ăn đặc trưng của ẩm thực Tiền Giang mà còn là đặc sản đậm đà chất Nam Bộ. Ai đã từng ăn, dù chỉ một lần món ăn này cũng sẽ lưu luyến mãi hương vị thân quen gần gũi, gợi nhắc về quê hương sông nước với những kỷ niệm thuở nhỏ, nhất là với những ai đã từng tri âm, tri kỷ với đất Mỹ Tho nói riêng và người dân phương Nam nói chung.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Hủ tiếu xào với hai nguyên liệu chính là hải sản và cật heo
- Hủ tiếu mực với hai cách chế biến đơn giản, đậm đà hương vị
- Cách làm Hủ tiếu Nam Vang có gì đặc biệt? Cách làm như thế nào?
Ba miền đất nước nổi danh với những đặc sản khác nhau. Nếu miền Bắc có phở, bún bò Huế lừng danh miền Trung thì hủ tiếu Mỹ Tho là đại diện xuất sắc nhất của ẩm thực Nam Bộ trong vô vàn món ngon khác của vùng sông nước.
Mỗi lần có dịp về miền Tây và dừng chân tại Tiền Giang, dù đi theo tour du lịch miền Tây hay tực túc thì ai ai cũng thường để dành bụng để đến Mỹ Tho ăn hủ tiếu.
Có thể nói hủ tiếu là một món ăn quen thuộc nhất với người miền Tây Nam Bộ. Món ăn này vừa thơm ngon lại tiện lợi và vô cùng thích hợp cho nhiều bữa trong ngày.
Nhất là ở chính vùng đất khai sinh ra món ăn này – ở Mỹ Tho món hủ tiếu trở thành món ăn nhà nhà người người yêu thích. Không chỉ được lòng người dân địa phương mà du khách phương xa đến du lịch Tiền Giang, sau khi đã ghé thăm những địa điểm tham quan nổi tiếng như chùa Vĩnh Tràng, cồn Thới Sơn, trại rắn Đồng Tâm,… cũng đều chọn hủ tiếu Mỹ Tho để thưởng thức.
Nguồn gốc của món hủ tiếu
Hủ tiếu vốn là một món ăn có xuất xứ từ đất nước Campuchia. Khi đến Việt Nam, trải qua thời gian dài và nhiều biến cố, món ăn này đã được cải biến để phù hợp với ẩm thực Việt và dần trở thành một món ăn phổ biến. Món hủ tiếu của người Khmer đã được chế biến lại và kết hợp với những nguyên liệu mới mẻ để tạo nên hương vị rất riêng vừa hợp khẩu vị người Việt vừa mang đặc trưng của ẩm thực miền Tây Nam Bộ. Và địa danh gắn liền với món ăn này chính là thành phố Mỹ Tho thuộc tỉnh Tiền Giang là nên món hủ tiếu nức tiếng.
So với hủ tiếu Nam Vang thì hủ tiếu Tiền Giang ngày xưa có khác nhau về nguyên liệu làm nên sợi hủ tiếu cùng với gia vị. Dù vậy, nhiều người cho rằng hai món ăn này về cơ bản là như nhau, vì có chung nguồn gốc là món ăn của người Khmer.
Đặc trưng của món hủ tiếu
Đặc trưng đầu tiên và dễ nhận biết nhất của hủ tiếu Mỹ Tho là sợi hủ tiếu dùng để nấu món ăn này. Phần nguyên liệu này sẽ nhỏ, khô, dai dai và có dư vị hơi chua. Đây chính là nét đặc trưng khiến món hủ tiếu Nam Bộ này không thể lẫn với hủ tiếu ở bất kỳ nơi nào khác.
Có thể bạn quan tâm:
- Bún thịt nướng – Tất tần tật về tinh hoa ẩm thực nước nhà
- Bánh khoai mì nướng là gì và được chế biến như thế nào?
Bởi vì hủ tiếu ở Chợ Lớn thường có bản to và mềm, thậm chí hơi nhão, còn hủ tiếu ở Mỹ Tho và hủ tiếu Nam Vang say này thì có cọng nhỏ nhắn, dai hơn. Nhiều người truyền tai nhau rằng hủ tiếu ngon nhất phải làm bằng gạo Gò Cát, là giống lúa đặc sản được thu hoạch ở xã Mỹ Phong, ngoại thành Mỹ Tho. Bởi vì loại bánh hủ tiếu khô này khi nấu sẽ trụng sơ nước sôi, tươm thêm mỡ hành phi sẽ khiến cọng bánh trong bóng và bắt mắt, kích thích vị giác thực khách.
Sợi hủ tiếu nức tiếng làm nên đặc trưng cho món ăn của người Mỹ Tho nhưng thể hiện chất lượng ngon dở của món này lại là bí kíp gia truyền thuộc về người nấu nước lèo. Thành phần quan trọng này được ninh từ thịt tủy xương ống rồi cho thêm mực khô, tôm chấy mỡ mà thành. Nhưng như thế chưa đủ mà còn phải có thêm vài thứ gia vị “bí truyền” khác mới tạo thành một nồi nước lèo hủ tiếu thơm ngây ngất với vị ngọt lịm đặc trưng làm say lòng người.
Hủ tiếu Mỹ Tho là một món ăn bạn nhất định phải thử khi đặt chân đến Tiền Giang. Mong rằng những thông tin trên sẽ mang lại nhiều điều thú vị cho bạn về món ăn này nhé.